Phong cách đường phố trong những năm gần đây như một bông hoa đang thời kì nở rộ. Kéo theo sự ra đời hàng loạt của các  Local Brand, những thuật ngữ sử dụng trong cộng đồng “streetwear” cũng xuất hiện như một điểm nhấn riêng khẳng định sự độc đáo riêng của phong cách này. Nếu bạn vẫn chưa biết hoặc không tự tin về “vốn từ” của mình. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn các cụm từ (thuật ngữ) thường dùng trong Local Brand.

  1. Các cụm từ (thuật ngữ) thường dùng trong Local Brand

Local Brand: Là thương hiệu thời trang trong nước (thời trang nội địa) tự thiết kế và sản xuất sản phẩm.

Street style: Là phong cách mặc đồ khi ra đường của một cá nhân Street style không phải là một loại trang phục cụ thể, nó có thể là style công sở, làm việc, đến những style khác khi đi xuống phố.

Streetwear: Nghe có vẻ nôm na giống Street style. Thuật ngữ chỉ phong cách thời trang mang hơi hướng phóng khoáng, bụi bặm khẳng định cá tính mạnh mẽ, thời trang hiphop hay thời trang underground cũng là một nhánh của phong cách này.

Outfit: Chỉ tổng thể bên ngoài, những món đồ trên người bao gồm: áo, quần, phụ kiện, … mà bạn phối chúng cùng với nhau.

Mix-Match: Phối đồ

Items: Chỉ những món đồ riêng lẻ như quần, áo, phụ kiện,…. Mỗi món đồ cụ thể là một item

Sold out: Bán hết hàng, thường được sử dụng trong các buổi (kì) bán hàng có giới hạn về số lượng sản phẩm.

Out of stock: Hàng tạm thời hết trong kho.

In stock: Trái nghĩa với out of stock, in stock có nghĩa là hàng về

Release: Giới thiệu, cho ra mắt thị trường sản phẩm mới

Pre-order: đặt hàng trước khi mở bán chính thức

Deal: Thỏa thuận, thường sử dụng ám chỉ sản phẩm giá tốt, những món đồ có giá “thuận mua vừa bán”. Ví dụ như deal hời, deal sốc,… là những cụm từ hay thấy nhất.

Steal: Là thuật ngữ hay được dùng để ám chỉ những sản phẩm hội tụ các yếu tố “ngon - bổ - rẻ”.

Samples: Mẫu thử, hàng dùng thử.

Heat: Tiếng Anh nghĩa là nhiệt, hay dùng để chỉ những thiết kế đẹp, lạ nhưng số lượng ít

Seller: Người bán

Reseller: Người bán lại, những người gom một số lượng hàng lớn và bán chúng lại cho nhiều người khác

Retail: (Price) Giá bán lẻ chính thức

Retailer: Nhà bán lẻ (Nhà phân phối) chính thức

Buyer: Người Mua

Scam: Lừa đảo

Camper: Dân săn hàng

Legit: Uy tín, thường dùng chỉ người bán có uy tín trong giới reseller

Legit Check: Kiểm tra uy tín của người bán, sản phẩm

Price Check: Kiểm tra, định giá sản phẩm

Low Ball: Trả giá không hợp lý, ở mức thấp hơn bình thường

CIH (Cash In Hand): Sát nghĩa tiếng Anh là số tiền hiện có trong tay để mua đồ

Trade: Trao đổi bằng hàng hóa thay vì dùng tiền

Cond: Condition, nghĩa là tình trạng hàng hóa

Flaws: Lỗi nhỏ ở sản phẩm như chỉ thừa, keo dư hoặc một số chi tiết không đúng chuẩn.

NIB: New In Box – hàng mới, có đầy đủ phụ kiện

NWT: New With Tag – hàng mới đi kèm với phụ kiện và tem, tag

NFS: Not For Sale – hàng không bán, có thể là mẫu thử hoặc mặt hàng tặng khuyến mãi

Cop: Mua

Drop / Pass: Không mua, cho qua

Hype: Là thuật ngữ chỉ sự thổi phồng về giá, những lời đồn phóng đại xoay quanh sản phẩm, thương hiệu

LE: Limited Edition – Phiên bản phát hành giới hạn số lượng sản phẩm hoặc được phát hành ở những nhà phân phối bán lẻ nhất định.

 

Trên đây là tổng hợp những cụm từ (thuật ngữ) thường dùng trong Local Brand bạn cần biết. Những thuật ngữ trên được dùng rộng rãi đối với tất cả item như giày, áo,…. Để biết thêm nhiều kiến thức cũng như góc nhìn mới mẻ về thời trang, hãy theo dõi blog của Scarab.vn để cập nhật nhiều điều thú vị.